Công nghệ mạ kẽm được coi là một bước tiến quan trọng trong nền công nghệ cơ khí. Ưu điểm của phương pháp này mang lại cho các vật liệu sắt, thép là không cần bàn cãi. Vậy bạn đã từng hỏi phương pháp mạ kẽm để làm gì chưa? Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này là gì? Hãy để bài viết sau đây bật mí cho bạn nhé.

Mạ kẽm để làm gì?

Mạ kẽm là phương pháp mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại, nhằm tạo ra một lớp bảo vệ cho bề mặt kim loại được tốt nhất.

Nước ta là nước có đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên lượng mưa nhiều, độ ẩm cao và nhiệt độ mùa nóng cũng rất cao. Dù vậy, mạ kẽm ngày nay được biết đến như một giải pháp để tăng độ cứng, chống gỉ sét, tăng sự thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại. Nhờ có các phương pháp mạ kẽm hiện nay mà các sản phẩm kim loại dùng trong đời sống hay các công trình xây dựng đã có tuổi thọ cao hơn và bền chặt hơn theo năm tháng.

Chúng ta cần mạ kẽm để làm gì? Ưu nhược điểm của các phương pháp mạ kẽm hiện nay

Ứng dụng của phương pháp mạ kẽm

Với tính chất bảo vệ được hiệu quả các bề mặt kim loại mà phương pháp mạ kẽm được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo, gia công cơ khí, vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng: mạ kẽm bu lông, đai ốc, ốc vít, sắt U,V, giàn giáo,…

Chúng ta cần mạ kẽm để làm gì? Ưu nhược điểm của các phương pháp mạ kẽm hiện nay

Xem thêm: Nhúng kẽm nóng chảy có khả năng chống han gỉ bề mặt sắt thép

Có mấy loại mạ kẽm hiện nay?

Hiện nay, có 2 loại mạ kẽm phổ biến nhất:

Mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm điện phân là công nghệ sử dụng phương pháp kết tủa trên lớp kim khí nền là một lớp hóa chất xi mạ mỏng bằng súng phun hoặc một số thiết bị chuyên dụng khác.

Ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, giá thành rẻ, không làm cho sản phẩm bị cong, vẹo trong quá trình mạ.

Nhược điểm: chỉ mạ được bên ngoài sản phẩm, lớp kẽm mỏng hơn không bằng mạ kẽm nhúng nóng.

Chúng ta cần mạ kẽm để làm gì? Ưu nhược điểm của các phương pháp mạ kẽm hiện nay

Mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp mạ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm dày đủ bằng cách bỏ vào lồng quay hoặc nhúng vào bồn, bể chứa kẽm nóng chảy.

Ưu điểm: trong quá trình mạ, kim loại sẽ được nấu thành hợp kim với chất nền, vì thế lớp kẽm mạ sẽ không bị bong tróc ra, có độ bền cao theo năm tháng. Mạ được toàn bộ sản phẩm, lớp mạ dày.

Nhược điểm: giá thành cao, lớp mạ không được bóng đẹp, sản phẩm dễ bị cong, vênh khi thực hiện nhúng sản phẩm trong nhiệt độ cao.

Chúng ta cần mạ kẽm để làm gì? Ưu nhược điểm của các phương pháp mạ kẽm hiện nay

Hiện nay,với những phương pháp mạ khác nhau thì cho ra các sản phẩm có tính chất khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình mạ kẽm, nếu như không thực hiện đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ làm cho các sản phẩm mạ không được như mong muốn.

Trên đây là các thông tin giúp bạn trả lời được thắc mắc mạ kẽm để làm gì. Đồng thời hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của các phương pháp mạ phổ biến hiện nay. Và một trong những địa chỉ uy tín để gia công các sản phẩm xi mạ kẽm ở TPHCM chất lượng chính là Xi mạ Anpha. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm hoàn hảo nhất thị trường, không đâu sánh bằng.

CÔNG  TY  TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA

Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn

E-mail: anphaxima@gmail.com

Website: ximaanpha.com