Công nghệ mạ kẽm và quá trình mạ kẽm tiêu chuẩn gồm 8 công đoạn được kiểm soát nghiêm ngặt, kỹ lưỡng bởi kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Cùng tìm hiểu và phân tích chuyên sâu với Xi Mạ Anpha để giúp các bạn thấy được bức tranh tổng quát về công nghệ mạ kẽm tiên tiến này.

Công nghệ mạ kẽm là gì?

Công nghệ mạ kẽm hay xi mạ kẽm là hình thức mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại, nhằm tạo ra một lớp bảo vệ cho bề mặt giúp chống lại khả năng ăn mòn oxy hóa, gỉ để nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Mạ kẽm được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, do lớp kẽm không bị bong tróc và khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn hiệu quả cho kim loại.

Vì vậy, mạ kẽm được coi như một phần tất yếu để bảo vệ sản phẩm có thể sử dụng bền lâu giữ được màu sắc như mới theo thời gian và đồng thời cũng an toàn hơn. Hiện nay, có 2 công nghệ xi mạ kẽm được sử dụng phổ biến nhất đó là xi mạ kẽm nhúng nóng xi mạ kẽm điện phân

Tìm hiểu công nghệ mạ kẽm và quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn

Quy trình thực hiện công nghệ mạ kẽm tiêu chuẩn

Mặc dù có sự hỗ trợ của thiết bị và máy móc hiện đại thế nhưng chúng ta phải thực hiện đúng quy trình theo tiêu chuẩn, kỹ thuật mới có được lớp mạ kẽm đạt chất lượng nhất.

Có tất cả 8 bước mạ kẽm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

Bước 1: Tẩy dầu mỡ

Ngâm vật liệu cần mạ kẽm trong dung dịch tẩy dầu trong khoảng 10 -15 phút, tùy vào tình trạng và đặc tính của các kim loại

Bước 2: Tẩy gỉ sét

Sau khi tẩy sạch dầu mỡ rồi chúng ta tiếp tục ngâm vật liệu vào dung dịch axit HCL với nồng độ 8 – 15%.

Bước 3: Tẩy dầu điện hóa

Khi thực hiện tẩy mỡ bằng phương pháp điện hóa, khí thoát ra trên điện cực làm tách mỡ trên bề mặt của sản phẩm.

Bước 4: Trung hòa

Trước khi tiến hành mạ kẽm, vật liệu sẽ trải qua khâu trung hòa trong dung dịch HCL giúp loại bỏ các Ion sắt và mảng bám oxit trên bề mặt. Công đoạn trung hòa sẽ diễn ra trong vòng 3 – 20 giây ở nhiệt độ thường.

Bước 5: Xi mạ kẽm

Đây được coi như là khâu quan trọng nhất trong quá trình mạ kẽm, chính là tạo lớp xi mạ kẽm lên bề mặt vật liệu.

Khi lớp mạ có độ tinh khiết cao, kết tinh mịn và bền vững ăn mòn sẽ khống chế được chiều dày bằng thời gian và cả mật độ dòng mạ.

Mạ được những chi tiết cần có tính chính xác cao, không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các chi tiết.

Tìm hiểu công nghệ mạ kẽm và quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn

Xem thêm: Xưởng mạ kẽm điện phân hoạt động như thế nào?

Bước 6: Hoạt hóa

Hoàn thành công đoạn mạ kẽm người thợ gia công sẽ tiến hành hoạt hóa để tăng thêm độ bóng sáng cho bề mặt sản phẩm.

Bước 7: Cromat hóa

Vật liệu đã xi mạ kẽm nhờ việc đã xử lý tăng độ bền ăn mòn của lớp mạ kẽm bằng cromat hóa nên lớp mạ kẽm có các màu sáng trắng, vàng cầu vồng, xanh, đen, vàng…

Bước 8: Sấy khô

Sau khi đã được phủ màu cẩn thận sản phẩm sẽ được tủ sấy khô. Việc sấy khô sẽ giúp màu sắc của lớp xi mạ đồng đều và bề mặt vật liệu bằng phẳng hơn, sáng bóng hơn.

Kiểm tra sản phẩm, trước khi đưa sản phẩm đến tay người dùng, kỹ thuật viên sẽ dùng máy đo độ dày quan sát màu sắc của lớp xi mạ một cách kỹ càng. Nếu sản phẩm chưa đạt yêu cầu, chúng ta buộc phải tiến hành xi mạ lại lần nữa.

Tìm hiểu công nghệ mạ kẽm và quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn

Hy vọng rằng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về công nghệ mạ kẽm cũng như quy trình mạ kẽm tiêu chuẩn. Nếu có vấn đề gì khác bạn hãy liên hệ đến Xi Mạ Anpha để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé.

CÔNG  TY  TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA

Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn

E-mail: anphaxima@gmail.com

Website: ximaanpha.com