Công nghệ xi mạ đã ra đời từ rất lâu và cho đến bây giờ vẫn không ngừng phát triển. Ngày nay kỹ thuật xi mạ kim loại trở nên phổ biến và đòi hỏi quá trình thực hiện cần đảm bảo chặt chẽ theo tiêu chuẩn, để các sản phẩm đến tay khách hàng có được chất lượng tốt nhất.
Xi mạ kim loại có cần thiết không
Kim loại thông thường khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân môi trường rất dễ bị rỉ sét, ố màu và giảm nhanh độ bền theo thời gian. Chính vì vậy, kim loại cần được bao phủ một lớp mạ bên ngoài để bảo vệ và tăng thêm độ thẩm mỹ.
Từ đó ngành xi mạ kim loại được hình thành và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực chẳng hạn như:
- Trong xây dựng: Mạ ống nước, các vật liệu chịu lực hay các thiết bị ngoài trời…
- Sản xuất dân dụng: Trong trang trí nội thất như mạ vàng, mạ giả cổ, các đồ dùng gia đình như lư đồng, gốm sứ, bát đĩa hay huy chương…
- Viễn thông: Mạ ăng ten và các thiết bị phụ trợ…
- Kỹ thuật: Các sản phẩm thiết bị y khoa hoặc các ngành kỹ thuật cao như máy bay, tên lửa, ô tô…
Cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào, kỹ thuật xi mạ kim loại cũng đều đem đến tính thẩm mỹ, độ bền, khả năng chống ăn mòn, nâng cao giá trị và chất lượng sử dụng sản phẩm lên đáng kể.
Làm thế nào để kiểm tra chất lượng của bề mặt sau khi sử dụng kỹ thuật xi mạ kim loại
Kỹ thuật xi mạ kim loại đem đến nhiều tiện ích là vậy, tuy nhiên làm thế nào để biết được chất lượng xi mạ có tốt hay không? Một vài phương pháp kiểm tra có thể thực hiện sau đây.
Kiểm tra bề mặt lớp mạ
Có thể kiểm tra bằng cảm quan mắt thường, bề mặt lớp mạ đạt tiêu chuẩn phải bóng đẹp, không bị điểm rỗ hay châm kim.
Độ bám chắc
Lớp xi mạ chất lượng tốt phải bám chắc vào các chi tiết của sản phẩm. Có thể dựa vào tính năng vật lý để kiểm tra bằng cách cho sản phẩm đã được mạ chịu tác động của ánh nắng hay nhiệt độ, sau đó quan sát sự biến đổi của bề mặt sản phẩm.
Độ dày
Có thể kiểm tra độ dày lớp xi mạ bằng phương pháp vật lý (đo trọng lượng hoặc đo trên máy) và phương pháp hóa học (phương pháp phun tia, hòa tan, nhỏ giọt…)
Độ bền ăn mòn
Kiểm tra độ bền ăn mòn bằng cách để sản phẩm ngoài trời, sau đó làm thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn bằng cách phun muối trung tính hoặc nước muối có axit axetic để kiểm tra.
Xem thêm: Nhà máy xi mạ kẽm chất lượng cần có những tiêu chuẩn gì
Kỹ thuật xi mạ kim loại cụ thể như thế nào
Kỹ thuật xi mạ kim loại cụ thể trải qua những công đoạn như sau:
- Xử lý bề mặt: Đây là bước quan trọng khi chuẩn bị vật liệu xi mạ bởi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền khi phủ kim loại. Xử lý bề mặt thường tiến hành theo 2 bước mạ treo và mạ quay.
- Tẩy dầu mỡ: Loại bỏ dầu mỡ bám dính trên bề mặt vật liệu nhằm tăng liên kết giữa lớp xi mạ với bề mặt kim loại nền.
- Tẩy gỉ sét: Tẩy sạch lớp gỉ sét bề mặt vật liệu để lớp xi mạ bám dính chắc chắn và sắc nét hơn khi sản phẩm hoàn thành.
- Mạ phủ: Đây là công đoạn quyết định chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm. Tùy vào mục đích cụ thể mà lựa chọn hóa chất mạ bằng Niken, vàng, nhôm, kẽm, crôm…
- Sấy khô: Sau khi mạ hóa chất, sản phẩm sẽ được đưa vào tủ sấy chuyên dụng để sấy khô. Công đoạn sấy giúp sản phẩm có bề mặt bóng đẹp đồng nhất.
- Kiểm tra là công đoạn cuối cùng trước khi chuyển giao sản phẩm đến tay khách hàng. Với các sản phẩm không đạt sẽ phải tiến hành xi mạ lại.
Qua những chia sẻ trên, xi mạ Anpha hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về quy trình cũng như kỹ thuật xi mạ kim loại cụ thể để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về xi mạ hoặc cần tư vấn bất cứ thông tin nào về các dịch vụ xi mạ kẽm nhúng nóng và xi mạ kẽm điện phân. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất.
CÔNG TY TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA
Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn
E-mail: anphaxima@gmail.com
Website: ximaanpha.com