Vấn đề kim loại của các công trình, thiết bị cơ khí bị ăn mòn sẽ gây tổn hại rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia. Từ khi xi mạ ra đời đã mang đến nhiều lợi ích cho đời sống và giải quyết được vấn đề trên. Vậy mạ kẽm là như thế nào? Quy trình xi mạ ra sao? Hãy cùng Xi Mạ Anpha khám phá câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Mạ kẽm là như thế nào?
Thép mạ kẽm là vật liệu thép được mạ một lớp kẽm bằng quá trình nhúng nóng được gọi là mạ kẽm nhúng nóng hoặc điện phân là mạ kẽm điện phân với độ dày thích hợp giúp cho sản phẩm có tuổi thọ cao và đạt thẩm mỹ.
Đây là phương pháp bảo quản các sản phẩm sắt thép tránh được các tác động từ môi trường xung quanh nhằm chống rỉ sét từ đó đảm bảo độ bền cho lớp kim loại bên dưới.
Đặc điểm của vật liệu mạ kẽm là như thế nào? Vật liệu mạ kẽm có giá thành rẻ, độ bền tốt, có khả năng ngăn chặn sự gỉ sét diễn ra trên bề mặt kim loại. Ngoài ra, đây còn là sản phẩm mà bạn có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng bằng mắt thường hoặc một số thao tác đơn giản khác.
Quy trình mạ kẽm là như thế nào?
Dù có sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc hiện đại nhưng chúng ta phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để vật liệu mạ kẽm đạt được chất liệu tốt nhất.
Vậy quy trình mạ kẽm là như thế nào?
Vệ sinh dầu mỡ và gỉ sét
Vật liệu trước khi mạ kẽm sẽ được ngâm trong dung dịch tẩy dầu. Tùy vào tình trạng và đặc tính của kim loại mà thời gian ngâm sẽ khác nhau, giao động khoảng 10 -15 phút.
Khi đã tẩy sạch dầu mỡ, vật liệu tiếp tục được ngâm trong dung dịch Axit HCl nồng độ 8 – 15% để loại bỏ và chống gỉ sét.
Tẩy dầu điện hóa
Khi tẩy dầu bằng phương pháp điện hóa sẽ làm tách lớp mỡ trên bề mặt vật liệu.
Trung hòa
Bước này nhằm làm loại bỏ các ion sắt và mảng bám oxit bằng dung dịch axit HCL. Công đoạn này sẽ diễn ra trong vòng vài giây ở nhiệt độ thường.
Xi mạ kẽm
Xi mạ kẽm là khâu quan trọng nhất trong quá trình. Lớp kẽm được kết tinh mịn màng, tinh khiết bao quanh bề mặt vật liệu. Độ dày của lớp kẽm sẽ phụ thuộc vào thời gian và mật độ mạ.
Hoạt hóa
Công đoạn này nhằm làm tăng độ sáng bóng cho bề mặt sản phẩm sau khi đã được mạ kẽm.
Cromat hóa
Cromat hóa sẽ làm cho vật liệu mạ kẽm tăng độ bền và chóng khả năng ăn mòn do tác động của môi trường bên ngoài.
Sấy khô
Bước này sẽ giúp cho bề mặt vật liệu mạ kẽm được sấy khô và có màu đồng đều. Thời gian sấy sẽ dựa trên tiêu chuẩn của từng phương pháp mạ kẽm.
Kiểm tra sản phẩm
Sản phẩm sẽ được kỹ thuật viên dùng máy đo độ dày và kiểm tra màu sắc của lớp mạ xem đã đạt tiêu chuẩn chưa. Nếu sản phẩm đạt mới được bán ra thị trường, ngược lại thì buộc phải xi mạ lại.
Xem thêm: Thép mạ kẽm là gì? Thép mạ kẽm thường dùng để làm gì?
Tại sao nên sử dụng phương pháp xi mạ kẽm?
Công nghệ mạ kẽm đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất thiết bị giao thông như ô tô, xe máy, tàu thủy, tàu hỏa, xe đạp…Vật liệu mạ kẽm có một ưu điểm được đánh giá cao là cho dù thời gian có tác động ảnh hưởng đến lớp mạ bên ngoài thì lớp kim loại bên trong vẫn có khả năng đảm bảo độ bền nhất định.
Vậy tuổi thọ của mạ kẽm là như thế nào? Theo các chuyên gia, vật liệu mạ kẽm có thể đạt tuổi thọ lên đến 50 năm trong điều kiện bình thường và khoảng 20 năm với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, phương pháp mạ kẽm đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công trình quy mô lớn.
Hi vọng rằng những kiến thức Xi Mạ Anpha cung cấp trong bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ mạ kẽm là như thế nào. Nếu có vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
CÔNG TY TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn E-mail: anphaxima@gmail.com Website: ximaanpha.com