Mạ kẽm là phương pháp tạo ra lớp phủ trên bề mặt kim loại nhằm bảo vệ kim loại đó tránh khỏi tắc động của môi trường. Mạ kẽm có mấy loại? Mỗi loại mạ kẽm được ứng dụng như thế nào vào đời sống? Thông qua nội dung bài viết dưới đây, Xi Mạ Anpha sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Mạ kẽm có đặc điểm như thế nào?
Mạ kẽm là phương pháp dùng để tráng một lớp kẽm mỏng trên bề mặt kim loại, thường là thép. Mạ kẽm giúp sản phẩm sử dụng bền tốt khi ở môi trường bên ngoài. Nhờ vậy mà sản phẩm không bị rỉ sét, ăn mòn. Được biết, kẽm có tính ổn định hơn nên tồn tại lâu hơn sắt, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Do đó, người ta ứng dụng phương pháp mạ kẽm này vào rất nhiều vật liệu cơ khí nhằm tăng tính thẩm mỹ và tăng thời gian sử dụng cho vật liệu. Ngoài ra, công nghệ mạ kẽm cũng ít tốn kém hơn nhiều so với các lớp phủ bảo vệ khác được sử dụng với thép. Nhờ vậy mà chi phí nguyên vật liệu cũng không hề đắt đỏ. Vậy mạ kẽm có mấy loại?
Mạ kẽm có mấy loại? Ưu và nhược điểm của từng loại?
Mạ kẽm có mấy loại được nhận biết dựa trên phương pháp mạ kẽm. Chúng bao gồm mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân. Đây là hai loại phổ biến nhất được nhiều người sử dụng. Chúng ta sẽ cùng phân biệt hai loại mạ kẽm này nhé!
Mạ kẽm nhúng nóng
Đây còn gọi là phương pháp nhúng kẽm. Do có nhiều ưu điểm vượt trội nên thép mạ kẽm nhúng nóng được nhiều người ưa chuộng.
Ưu điểm:
Vì sản phẩm được nhúng kẽm nên lớp mạ bám chắc trên bề mặt sản phẩm cả bên trong lẫn bên ngoài.
Độ dày lớp mạ từ 70 – 90 micron và chống chọi tác động khắc nghiệt của môi trường rất tốt. Thời gian sử dụng có thể lên đến 10 năm hoặc hơn.
Nhược điểm:
Giá thành cao và tính thẩm mỹ không bằng vật liệu được mạ bằng phương pháp điện phân.
Do tác động của nhiệt nên đôi với một số vật liệu có độ dày như tole tấm 1 – 2 ly thì khi nhúng móng sẽ dễ bị cong vênh.
Mạ kẽm điện phân
Mạ kẽm điện phân là công nghệ sử dụng dung dịch có chứa các ion kẽm. Phương pháp này sẽ sử dụng tác dụng của dòng điện để ion kẽm bám vào cấu trúc kim loại của vật liệu. Các ion kẽm sẽ bám đều trên bề mặt và tạo ra một lớp bảo vệ bên ngoài sáng bóng rất đẹp mắt.
Ưu điểm:
Lớp mạ kẽm có bề mặt sáng bóng và mịn hơn so với vật liệu mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng.
Giá thành rẻ hơn và vật liệu cũng không bị cong vênh trong quá trình mạ kẽm.
Nhược điểm:
Đối với sản phẩm bị rỗng bên trong thì lớp mạ kẽm chỉ bám bề mặt ngoài.
Độ bền hạn chế hơn so với phương pháp nhúng nóng. Nếu để ngoài trời thì sản phẩm thường có tuổi thọ từ 2 – 5 năm.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa mạ kẽm bu lông điện phân và mạ kẽm bu lông nhúng nóng
Ứng dụng của mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng
Như vậy, chúng ta đã biết được mạ kẽm có mấy loại. Vậy còn về ứng dụng thì sẽ như thế nào? Thép mạ kẽm nhúng nóng có độ bền cao hơn, chịu tác động thời tiết khắc nghiệt tốt nên thường được sử dụng cho các công trình điện ngoài trời. Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng rộng rãi ở những nơi có gió biển, mưa nhiều…
Đối với mạ kẽm điện phân thường được dùng để làm hệ thống ống nước, kết cấu khung thép, hệ thống đường sắt, đồ ngoại thất. Ngoài ra, thép mạ điện phân còn được dùng để chế tạo bát đĩa trang sức, huy chương, lư đồng…
Nhìn chung, đối với trường hợp cần dùng vật liệu có tính thẩm mỹ cao thì người ta sẽ dùng phương pháp điện phân, còn yêu cầu độ bền lâu dài thì dùng phương pháp nhúng nóng. Thông qua bài viết trên Xi Mạ Anpha hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi mạ kẽm có mấy loại. Nếu bạn đang không biết sử dụng vật liệu cơ khí mạ kẽm theo phương pháp nào là hợp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!
CÔNG TY TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA
Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn
E-mail: anphaxima@gmail.com
Website: ximaanpha.com