Mạ kẽm bu lông có tác dụng chống tác nhân ăn mòn từ môi trường, giúp cho bu lông được bảo vệ và kéo dài thời gian sử dụng. Vậy bạn có biết mạ kẽm bu lông là gì? Mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng có gì khác nhau? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!
Bu lông mạ kẽm là gì? Tác dụng của việc mạ kẽm?
Bu lông, tức là vít là một sản phẩm cơ khí dùng để lắp ráp và kết nối các bộ phận thành một khối. Bu lông thường có hình dạng thanh trụ, một đầu có nắp lục giác ở ngoài hoặc trong, đầu kia có ren để vặn bằng đai ốc.
Đây là loại bu lông khi gia công xong sẽ được tráng kẽm bằng phương pháp điện phân và nhúng nóng. Lớp mạ kẽm được tráng bên ngoài lubong này có tác dụng chống lại các yếu tố ăn mòn từ môi trường, kéo dài tuổi thọ của bu lông. Vấn đề về thời gian sử dụng của lớp mạ có được lâu không sẽ phụ thuộc vào môi trường sử dụng. Lớp mạ có độ dày càng cao thì tuổi thọ cành lâu. Nếu biết bảo quản đúng cách thì có thể kéo dài hạn sử dụng lên đến 50 năm.
Xem thêm: Những phương pháp tối ưu giúp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Sự khác nhau giữa mạ kẽm bu lông điện phân và nhúng nóng
So sánh về sự tương đồng, mạ kẽm bu lông điện phân và nhúng nóng đều là ống thép không gỉ và có khả năng chịu tác động của môi trường rất tốt. Tuy nhiên, mỗi loại cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau riêng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở nội dung tiếp theo.
Mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm bu lông nhúng nóng là cách truyền thống để phủ lên bu lông một lớp bảo vệ. Theo đó, bu lông đã qua xử lý bề mặt được nhúng vào bể kẽm nóng chảy. Vì được nhúng hoàn toàn trong bể dung dịch kẽm nóng nên lớp kẽm bảo vệ này bao phủ các mặt của bu lông. Lớp mạ kẽm này có độ dày trung bình khoảng 50 micromet.
Trong tất cả các phương pháp mạ kẽm thì phương pháp mạ kẽm nhúng nóng có khả năng chống rỉ cao nhất. Nó tạo ra một lớp bền chống mài mòn trong nhiều môi trường khác nhau. Kẽm nhúng nóng sử dụng tốt trong môi trường hàng không, hàng hải, hóa chất công nghiệp…
Mạ kẽm điện phân
Khác với ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ống thép mạ kẽm điện phân chỉ được sơn phủ bề mặt bên ngoài. Người ta sử dụng công nghệ mạ điện, tạo kết tủa một lớp kim loại mỏng trên lớp kim loại nền. Nhờ vậy mà nó giúp chống ăn mòn, tăng kích thước và độ cứng bề mặt. Phương pháp mạ kẽm điện phân này còn được gọi là mạ lạnh.
Nên chọn bu lông điện phân hay bu lông nhúng nóng?
Mạ kẽm bu lông nhúng nóng có ưu điểm vượt trội giúp bảo vệ các kết cấu kim loại trong môi trường hàng hải, khí công nghiệp. Chúng còn giúp phục hồi các chi tiết bị mài mòn và tạo lớp chống mài mòn lâu bền. Bên cạnh đó, mạ kẽm nhúng nóng còn mang lại giá trị kinh tế lâu dài, độ bền vượt trội và chống va đập rất tốt. Ngoài ra, việc mạ kẽm còn kết hợp với một lớp sơn sẽ tạo ra hiệu về kinh tế vượt trội bảo vệ thép trong môi trường ăn mòn cao.
Còn đối với bu lông điện phân sở hữu ưu điểm lớp mạ có độ bám cao, không bị tác dụng nhiệt cao nên không ảnh hưởng đến hình dạng ống thép. Tuy nhiên, bu lông mạ kẽm điện phân lại có nhược điểm là lớp kẽm mạ bảo vệ bề mặt có độ dày chỉ từ 15-25 micromet. Chính vì lý do đó mà khả năng bảo vệ của chúng cũng thấp hơn so với bu lông mạ kẽm nhúng nóng. Nhưng nếu được phủ thêm một lớp sơn bên ngoài lớp kẽm thì độ bền của bu lông mạ kẽm điện phân cũng tăng lên đáng kể.
Như vậy, thông qua nội dung bài viết trên Xi Mạ Anpha hy vọng bạn đã hiểu nhiều hơn về mạ kẽm bu lông điện phân và nhúng nóng. Mỗi phương pháp mạ kẽm sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào môi trường sử dụng và tính chất ứng dụng của bulong mà bạn có thể chọn loại phù hợp để sử dụng. Đừng quên theo dõi những bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm kiến thức hữu ích về xi mạ cơ khí nhé!
CÔNG TY TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn E-mail: anphaxima@gmail.com Website: ximaanpha.com