Hóa chất mạ điện có độc hại không? Đây là câu hỏi được giới môi trường quan tâm rất nhiều do ngành công nghiệp xi mạ đang là một ngành công nghiệp phát triển mạnh và nhà máy xi mạ hầu như phủ rộng khắp trên cả nước hiện nay.

Ngày nay, ngành xi mạ hóa chất đóng một vai trò quan trọng trong trong các ngành công nghiệp khác nhau, góp phần tạo ra những sản phẩm chất lượng và đạt giá trị thẩm mỹ cao. Song song đó, trong quá trình xi mạ cũng thải ra một lượng lớn chất thải có tính gây hại nguy hiểm cho con người và môi trường, nếu không có biện pháp xử lý triệt để sẽ nguy hại khôn lường. Vậy hóa chất mạ điện có độc hại không và tác hại của hóa chất này như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Hóa chất mạ điện có độc hại không

Tìm hiểu xi mạ và mạ điện có độc hại không?

1.     Mạ điện có độc hại không? Ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào

Nước thải từ quá trình xi mạ nếu không qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường thì nó sẽ ngấm vào trong đất, nguồn nước và mạch nước ngầm. Khi đó, trong quá trình sinh hoạt thì nguồn nước này sẽ xâm nhập vào cơ thể, tích tụ trong thời gian dài sẽ gây ra nhiễm độc mãn tính, các bệnh ung thư rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Trong đó, hóa chất mạ crom và hượp chất crom sẽ gây ra các triệu chứng làm tổn thương trên bề mặt da, viêm loét niêm mạc, mũi, làm thủng phần sụng và vách mũi, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: gan, thận, tim mạch,…Ngoài ra, nước thải trong tui khi chen hang hóa chất xi mạ Cr6+ có tính nguy hiểm cao hơn, nếu con người tiếp xúc với loại chất thải này sẽ gây ra bệnh ung thư phổi rất nguy hiểm.

Nước thải trong hóa chất xi mạ kẽm tuy ít độc hơn những cũng có tính chất gây hại cho con người như gây ói mửa, nếu tiếp xúc với muối ZnCl2 thì có thể dẫn đến lỡ loét ngón tay, bàn tay và cánh tay. Còn nước thải trong hợp chất xi mạ đồng thường chỉ gây ra những kích ứng nhẹ như: dị ứng da, ngứa da, kết mạc. Nếu người tiếp xúc với đồng thường xuyên sẽ gây ra các hiện tượng như mất màu da, còn nếu uống phải đồng sunfat có thể dẫn đến tình trạng ói mửa, choáng, co giật, nếu nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

2.     Nước thải hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm

Như chúng tôi đã nói, nếu nếu thải xi mạ thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý sẽ làm xuất hiện các ion kim loại độc trong lòng đất, ngấm vào mạch nước ngầm sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cộng đồng. Chất thải này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây hại đến vật nuôi, cây trồng khác.

3.     Ảnh hưởng đến việc xử lý nước thải

Nếu lượng nước thải xi mạ tích tụ với số lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Đặc biệt, đối với những kim loại nặng có tính độc hại cao như: Cr6+, Zn2+,…axit, kiềm chính là các tác nhân giết chết vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

Trên thực tế, lượng nước thải của ngành xi mạ không quá lớn so với các ngành khác. Vì thế, ngành công nghiệp xi mạ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình xử lý nước thải đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và cả cộng đồng.

Mạ điện có độc hại không? Cách xử lý nước thải hóa chất ngành xi mạ

Đầu tiên, nước thải từ các quá trình sản xuất vừa kể trên được thu gom lại tập trung tất cả vào bể tiếp nhận nước thải. Sau đó, tiến hành lọc rác sơ cấp, quá trình này sẽ dùng các song chắn rác để giữ lại các loại chất thải rắn kích thước lớn, việc này cũng đồng thời giúp cho các quá trình tiếp theo được thuận lợi hơn.

mạ điện có độc hại không

1)    Nước thải xi mạ được tập hợp tại bể tiếp nhận nước thải

Sau giai đoạn này, các cặn kim loại rắn được loại bỏ, tiến hành bơm hết toàn bộ số nước thải qua bể điều hòa tiếp tục quá trình. Bể điều hòa sẽ được gắn hệ thống cánh khuấy ngầm để trộn đều nước thải cũng như trang bị sục khí. Vì đặc tính có chứa nhiều kim loại nên việc này sẽ giúp tránh hiện tượng lắng đọng, tích cụ cặn dưới đáy bể.

Tiếp đó, sau quá trình trộn đều liên tục, nước thải sẽ được tiếp tục bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng, nước thải được đo lại và điều chỉnh độ PH để cho phù hợp với phản ứng keo tụ, thêm nữa NaOH được châm với nước. Trong bể phản ứng cũng được trang bị cánh khuấy để đảm bảo nước thải được trộn đều.

Nước thải từ bể phản ứng lại tiếp tục được bơm qua bể keo tụ tạo bông.

Sau giai đoạn này, phản ứng keo tụ xảy ra, nước thải sẽ được chảy sang ngăn tạo bông. Tại ngăn tạo bông, chất Polymer được cho thêm vào giúp liên kết các kết tủa.

Sau tất cả quá trình keo tụ, tạo bông, nước thải sẽ được cho chảy qua bể lắng để tách cặn và nước. Với phần cặn này sẽ được dẫn đến bể chứa bùn và đem đi xử lý riêng biệt. Phần nước tiếp tục chảy qua bể trung gian để điều hòa lượng nước cho quá trình xử lý phía sau.

2)    Nước thải đạt chuẩn sẽ được thải ra môi trường

Sau đó, nước thải tiếp tục được bơm sang bể trao đổi ion, các ion kim loại sẽ được xử lý tại bể. Theo đó, nước chảy qua bể chứa sau xử lý rồi mới được thải ra nguồn tiếp nhận. Khi dòng thải vào hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải  sẽ được xả ra môi trường tiếp nhận.

Xi mạ An Pha – Địa chỉ xi mạ đạt chuẩn chất lượng và an toàn với môi trường

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp quý khách hàng tự trả lời được cho câu hỏi hóa chất mạ điện có độc hại không và cách xử lý nước thải ngành xi mạ trước khi xả ra môi trường như thế nào. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp và cơ sở xi mạ nào cũng áp dụng một cách đầy đủ các quy trình trên và âm thầm làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà máy.

Xi mạ An Pha – Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mạ kẽm nhúng nóngxi mạ kẽm điện phân, luôn đầu tư các thiết bị và dây chuyền xi mạ hiện đại nhất. Song song với đó, công ty chúng tôi còn quan tâm đến sức khỏe cộng đồng khi đầu tư một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và an toàn, góp phần đem đến những sản phẩm xi mạ chất lượng, giá thành cạnh tranh mà còn đảm bảo một môi trường an toàn cho xã hội.