Xử lý bề mặt kim loại trước khi xi mạ kim loại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình gia công, bởi đây chính là điểm mấu chốt quyết định đến chất lượng của lớp mạ hóa chất ở bên trên bề mặt kim loại là như thế nào.

Công đoạn xử lý các vết gỉ sét, bụi bẩn, mốc… là yếu tố quyết định chất lượng của nước sơn hay lớp xi mạ lên bề mặt kim loại. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của kim loại, chúng ta cần phải đưa ra giải pháp xử lý an toàn và hiệu quả.

Tầm quan trọng của việc xử lý bề mặt kim loại

Trước khi chia sẻ các phương pháp xử lý bề mặt kim loại tiêu chuẩn, chúng tôi muốn quý khách hàng hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm sạch kim loại trước khi sơn hoặc xi mạ. Theo thông tin chúng tôi nhận được từ kỹ sư hóa học thì có 2 lý do chính buộc quý khách hàng phải chuẩn bị bề mặt kim loại thật sạch sẽ đó là:

Thứ nhất, khả năng bám dính của lớp sơn hay xi mạ sẽ không cao nếu không loại bỏ hết các vết gỉ sét và bụi bẩn. Và chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng, lớp sơn và xi mạ này sẽ dần bong tróc để lộ phần thân kim loại cần bảo vệ.

Thứ hai, bề mặt kim loại bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ thấm nước khiến bề mặt kim loại loại bị phá hủy nghiêm trọng.

Xi mạ kim loại

Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại đạt chuẩn

Để xử lý bề mặt xi mạ kim loại đạt chất lượng tối ưu nhất có 3 phương pháp khác nhau bao gồm:

1.     Phương pháp 1: Sử dụng hóa chất

Làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất như dung môi hữu cơ, dung dịch kiềm… sẽ đánh bật hoàn toàn các vết gỉ sét, mốc và bụi bẩn. Áp dụng phương pháp hóa học này không chỉ mang lại hiệu quả tương đối cao mà còn dễ thực hiện và chi phí thấp.

2.     Phương pháp 2: Mài cơ khí

Mài cơ khí là 1 trong các phương pháp xử lý bề mặt kim loại được áp dụng phổ biến hiện nay. Với kỹ thuật này, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ mài và bột mài chuyên dụng để làm sạch kim loại.

Trước tiên, bạn phải tiến hành mài thô để loại hết các vết ô nhiễm bám dính trên thanh kim loại. Sau đó, để bề mặt kim loại sáng bóng và trơn nhẵn giúp lớp xi mạ kết dính tốt hơn, chúng ta sẽ đến bước mài tinh.

3.     Phương pháp 3: Quay bóng

Thông thường, chỉ những bề mặt kim loại có kích thước nhỏ hẹp mới sử dụng cách làm sáng bề mặt kim loại này. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta có 2 công nghệ quay bóng là quay bóng khô và quay bóng ướt.

CÔNG  TY  TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA

Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn

E-mail: anphaxima@gmail.com

Website: ximaanpha.com