Xi mạ kẽm là kỹ thuật mạ được sử dụng khá phổ biến trong ngành xi mạ hóa chất hiện nay. Lớp mạ kẽm được đưa vào sử dụng nhằm tạo lớp bảo vệ thép chống lại những tác động của các yếu tố bên ngoài và đảm bảo nó không bị ăn mòn, hư hỏng và biến dạng.
Hiện nay, lớp mạ kẽm thường được dùng để xi mạ bảo vệ kim loại bằng sắt, gang, thép tránh bị ăn mòn điện hóa trong không khí, trong đất, nước. Hóa chất mạ kẽm đã trở thành chất xi mạ chuyên dụng cho ngành công nghiệp, bởi không chỉ để bảo vệ máy móc, thiết bị mà còn có giá thành rẻ nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Vì sao nên xi mạ kẽm?
Như chúng tôi đã nói, hóa chất mạ kẽm được ứng dụng rộng rãi giúp bảo vệ cho các chi tiết, sản phẩm bằng các kim loại bằng: sắt, thép, gang, atimon,…ngoài tác dụng về cơ học thì chúng còn giúp bảo vệ kim loại theo cơ chế anot bằng con đường điện hóa. Khi xảy ra hiện tượng ăn mòn, do kẽm có điện thế âm hơn nên sẽ tự tan ra nhằm bảo vệ cho kim loại được an toàn, chúng sẽ giúp bảo vệ kim loại lõi bên trong cho đến khi lớp xi mạ bên ngoài còn rất mỏng.
Mạ kẽm thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như: xi mạ thiết bị giao thông vận tải là tàu hỏa, đường sắt, tàu thủy, ô tô, xe đạp,…, xi mạ phụ kiện dùng cho ngành điện lực, viễn thông, kết cấu thép của nhà tiền chế…
Một số dạng xi mạ kẽm phổ biến hiện nay
1. Mạ kẽm Crom 3+
Loại này lớp mạ kẽm có màu trắng được thụ động crom 3+ bên ngoài có tác dụng bảo vệ sản phẩm.Trong thực thế người ta ứng dụng loại mạ kẽm này để xi mạ các chi tiết máy móc công nghiệp cơ khí hoặc các chi tiết trang trí khác.
2. Mạ kẽm trắng xanh
Sau khi được thực hiện mạ kẽm qua hồ thụ động sẽ có màu trắng xanh sẽ giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm mạ, đồng thời giúp làm tăng tính thẩm mỹ đáng kể. Phương pháp mạ kẽm trắng xanh được ứng dụng để mạ cho sắt thép xây dựng hoặc các chi tiết máy.
3. Mạ kẽm 7 màu
Mạ kẽm 7 màu sau khi được mạ kẽm qua hồ thụ động sẽ ánh 7 màu có tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Kỹ thuật mạ kẽm 7 màu cũng được ứng dụng phổ biến trong mạ trang trí và mạ chi tiết máy móc.
4. Mạ kẽm đen
Là sau khi mạ kẽm xong sẽ đưa qua công đoạn lấy thụ động màu đen, người ta thường ứng dụng mạ kẽm đen để mạ trên các bề mặt không phản xạ cũng nhằm mục đích là để trang trí sản phẩm.
5. Mạ kẽm nhúng nóng
Đây được xem là phương pháp mạ được ứng dụng trong lĩnh vực mạ kẽm hiện nay. Mạ kẽm nhúng nóng thì lớp mạ kẽm sẽ có độ dày lên đến 100 µm cũng có tác dụng bảo vệ một cách tốt nhất cho sản phẩm, cùng với khả năng chóng gỉ cực tốt, có độ bền cao lên đến 30 năm.
Công nghệ mạ kẽm nhúng nóng thích hợp để mạ cho những máy móc, thiết bị, công trình ngoài trời hoặc gần biển như: nắp hố gas, trụ lan can, cột đèn, ăng ten, sắt thép xây dựng,…
6. Mạ kẽm điện phân
Khác với công nghệ mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân chỉ được phủ bề mặt ngoài của kim loại nền. Người ta dùng công nghệ mạ điện phân, tạo kết tủa trên lớp kim loại nền một lớp kim loại mỏng, để chống sự ăn mòn, tăng kích thước, tăng độ cứng bề mặt. Phương pháp này còn được gọi là mạ lạnh. Công nghệ mạ kẽm điện phân thường được ứng dụng cho các sản phẩm như ống, trụ thép…