Hiện nay, xi mạ kim loại được ứng dụng phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp khác nhau trên thế giới. Thông qua quá trình này, tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm mạ được tăng lên đáng kể. Công nghệ mạ cao cấp còn mang đến hiệu quả rất nhiều lần, đem đến độ bền và vẻ đẹp bền bỉ cho kim loại nền được xi mạ.

 

Những ưu điểm nổi bật khi áp dụng công nghệ mạ cao cấp cho kim loại

Công nghệ xi mạ được hiểu đơn giản là việc phun các hóa chất lên bề mặt sản phẩm để tạo lớp phủ có những tính chất cơ lý hóa.

Mục đích của việc áp dụng công nghệ xi mạ cao cấp cho kim loại đó là

Dùng để trang trí đồ vật cho không gian sang trọng, giúp giảm ma sát gây trầy xước các linh phụ kiện bằng kim loại.

Cung cấp bức xạ che chắn và giúp cải thiện độ phản xạ hồng ngoại

Giảm sự ăn mòn cho kim loại cho các kim loại giá trị cao, tại các công trình trọng yếu

Cải thiện độ bám dính của lớp sơn

Cải thiện khả năng chống hàn & sự tác động của thời tiết

Sở dĩ công nghệ mạ cao cấp cho kim loại được ứng dụng phổ biến bởi chúng ta có thể phun được trên nhiều chất liệu khác nhau như inox, nhựa, gỗ… và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ quảng cáo, gốm sứ, gara xe máy, ô tô, xi mạ mũ bảo hiểm, đến các xưởng làm tượng, composite, xưởng làm đồ chơi… Dù ở lĩnh vực nào, chúng cũng đều mang lại tính thẩm mỹ cao nhất cho từng sản phẩm.

 

Công nghệ xi mạ cao cấp

 

Sử dụng công nghệ mạ cao cấp như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Quá trình xi mạ kim loại sẽ trải qua các công đoạn:

 

1.     Xử lý bề mặt vật mạ theo phương pháp cơ học

Xử lý bề mặt cho vật mạ treo: như mài nhẵn chãi sạch và đánh bóng.

Xử lý bề mặt cho vật mạ quay: các chi tiết được xử lý cơ học bằng xóc trong tang trống quay với bột mài hoặc bột đánh bóng.

 

2.     Xử lý dầu mỡ trên bề mặt vật mạ theo phương pháp hóa học và điện hóa

Rửa và tẩy mở sơ bộ bằng dung môi hưu cơ.

Tẩy mỡ bằng dung dịch kiềm.

Tẩy mỡ bằng phương pháp điên hóa.

 

3.     Tẩy gỉ

Tẩy gỉ theo phương pháp hóa học.

Tẩy gỉ theo phương pháp điện hóa.

Sau khi sản phẩm đã được làm sạch bề mặt kỹ càng, nhà sản xuất sẽ tiến hàng công đoạn tiếp theo đó là mạ phủ hóa chất  lên trên bề mặt sản phẩm. Bước này đòi hỏi sự thận trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Hiện nay, trên thị trường hóa chất xi mạ có nhiều loại khác nhau, một số loại được sử dụng phổ biến nhất như: hóa chất xi mạ Crom, hóa chất xi mạ Niken, xi mạ đồng, hóa chất xi mạ kẽm, thiếc, nhôm… Tùy vào từng loại kim loại mà áp dụng kỹ thuật làm sạch khác nhau như kỹ thuật điện hóa, đánh bóng điện hóa hay tạo lớp phủ thụ động.

Công đoạn cuối cùng đó là xịt sạch nước bằng khí nén, sau đó sấy thật khô sản phẩm đã xi mạ. Mục đích của quá trình sấy khô là để đảm bảo chất lượng xi phun được tốt nhất. Sau đó, tiến thành phủ 2K lên bề mặt sản phẩm.