Xi mạ là phương pháp tạo nên một lớp phủ bên ngoài kim loại, có tác dụng bảo vệ bề mặt cũng như kết cấu bên trong kim loại không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Kẽm là nguyên liệu thường được sử dụng để mạ sắt thép. Thép mạ kẽm không chỉ tạo vẻ ngoài sáng bóng, thẩm mỹ mà còn làm gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

Các loại sản phẩm thép xi mạ thường được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng do có độ bền cao nên có thể tồn tại với thời gian lên đến hàng chục năm. Về hình thức xi mạ có 2 loại phổ biến là xi mạ kẽm điện phân và xi mạ kẽm nhúng nóng. Làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại xi mạ này, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Thép mạ kẽm nhúng nóng

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng là hình thức cho kim loại vào bể dung dịch kẽm nóng chảy ở nhiệt độ cao. Thép trước khi thực hiện xi mạ cần phải được xử lý bề mặt sạch sẽ. Lớp mạ kẽm được phủ đều lên ống thép với độ dày tương đối.

 

Thép mạ kẽm nhúng nóng

Ưu điểm của thép mạ kẽm nhúng nóng:

  • Thép xi mạ bám đều trên toàn bộ bề mặt sản phẩm cả mặt trong lẫn mặt ngoài.
  • Lớp mạ kẽm nhúng nóng có độ dày trung bình khoảng 70 – 90 micromet.
  • Sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng giúp cho lớp mạ bền hơn với thời gian, tuổi thọ có thể kéo dài hàng chục năm.
  • Mạ kẽm nhúng nóng có độ bền cao nên được sử dụng cho các công trình ngoài trời, những điều kiện môi trường khắc nghiệt tiếp xúc nhiều với gió, nước, ánh nắng,…

Nhược điểm

  • Thép xi mạ kẽm nhúng nóng có giá thành cao hơn so với phương pháp điện phân.
  • Lớp kẽm phủ trên bề mặt thép có độ sáng bóng ít hơn, một phần là do lớp kẽm mạ nhúng nóng dày hơn.
  • Một số sản phẩm có độ dày mỏng như tole tấm khi nhúng vào dung dịch kẽm nóng sẽ bị cong do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Thép mạ kẽm điện phân

Phương pháp mạ kẽm điện phân tạo nên lớp kết tủa trên bề mặt kim loại, hình thành nên lớp mạ mỏng có độ bám dính cao. Thép mạ kẽm do không bị nung nóng ở nhiệt độ cao nên không bị biến dạng.

 

Thép mạ kẽm điện phân

 

Ưu điểm của thép mạ kẽm điện phân

  • Mạ kẽm điện phân tạo nên lớp kẽm mỏng có khả năng bám dính cao, độ dày chỉ từ 20 – 30 micromet do đó tạo độ sáng bóng hơn so với mạ kẽm nhúng nóng.
  • So với mạ kẽm điện phân thì mạ kẽm nhúng nóng có giá thành rẻ hơn.
  • Sắt thép mỏng khi xi mạ sẽ không bị biến dạng, cong vênh.

Nhược điểm

  • Lớp mạ kẽm chỉ bám ở mặt ngoài sản phẩm.
  • Thép mạ kẽm điện phân không ứng dụng với các công trình ở môi trường khắc nghiệt được vì chỉ tồn tại trong thời gian ngắn từ 2 – 5 năm.

Với những thông tin như trên bạn đã hiểu cơ bản và nhận biết được sự khác nhau giữa mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng. Đây là 2 phương pháp xi mạ phổ biến nhất hiện nay. Thép xi mạ kẽm làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm công trình, kéo dài thời gian sử dụng lên đến hàng chục năm. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn phương pháp xi mạ phù hợp.

Để lựa chọn được đơn vị xi mạ chất lượng cao với mức giá thành phải chăng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin và xác định được phương pháp tối ưu nhất để không làm lãng phí thời gian và tốn kém chi phí. Công ty xi mạ An Pha là công ty có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung  cấp các dịch vụ xi mạ. Công ty lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu hàng đầu, không ngừng phấn đấu xây dựng thương hiệu và sự tin tưởng trong lòng khách hàng.