Như chúng ta đã biết thì Xi mạ là một lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm được áp dụng vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là với sự phát triển như hiện nay. Vậy xi mạ kẽm là gì và phương pháp gia công xi mạ có những khó khăn gì?.
Xi mạ kẽm là gì?
Mạ kẽm là hình thức mạ một lớp kẽm lên bề mặt kim loại nhằm tạo một lớp bảo vệ cho bề mặt, giúp chống lại khả năng ăn mòn, hoen gỉ, nâng cao chất lượng và làm tăng thẩm mỹ cho sản phẩm.
Có nhiều phương pháp xi mạ hóa chất kẽm khác nhau, nhưng trong quá trình xi mạ nếu không thực hiện đúng những quy trình kỹ thuật chắc chắn sẽ xảy ra những sự cố làm ảnh hưởng đến kết quả mạ.
Hiện nay, xi mạ kẽm cũng được ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp, trong đó xi mạ kẽm là phương pháp để tạo bề mặt chống gỉ thông dụng. Giúp lớp kẽm không bị bong tróc và khả năng chống gỉ sét và ăn mòn hiệu quả cho kim loại. Vì vậy, xi mạ kẽm cho máy móc xi mạ kẽm được xem là một phần tất yếu để bảo vệ sản phẩm sử dụng bền lâu và an toàn.
Một số sự cố trong việc phương pháp gia công xi mạ kẽm
Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng 2 phương pháp mạ kẽm là mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm lạnh.
Mạ kẽm lạnh là phương pháp được thực hiện bằng cách phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm lỏng tương tự như sơn ở nhiệt độ môi trường bình thường, bằng cách dùng áp lực khí nén sẽ thổi dung dịch kẽm lỏng thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại đã được xử lý kỹ lưỡng trước đó. Đồng thời, trong dung dịch kẽm có chứa chất liên kết và các phụ gia khác giúp cho kẽm bám chắc lên kim loại và khô cứng trong vài giờ tương tự như lớn sơn truyền thống vậy.
Mạ kẽm nhúng nóng là công nghệ tạo ra một lớp phủ kẽm bám chắc lên bề mặt nền của chi tiết sắt thép bằng cách nhúng chi tiết đó vào bể kẽm nóng chảy. Lớp phủ kẽm này có tác dụng bảo vệ rất tốt bề mặt chi tiết sắt thép khỏi bị ăn mòn, công nghệ để tạo ra lớp phủ kẽm như vậy cũng khá đơn giản và chính vì tính đơn giản của nó cho nên phương pháp mạ kẽm nhúng nóng chiếm ưu thế lớn so với các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn khác.
Một số sự cố thường gặp khi mạ kẽm
Mạ kẽm hệ acid
– Lớp hóa chất xi mạ giòn, vối: Nguyên nhân nhân chính là dung dịch không được cân bằng, thiếu bóng làm cho lớp mạ dễ bong tróc, giòn.
– Lớp mạ bị nhám, rỗ: Do thiếu chất thấm ướt, dung dịch không cần bằng.
– Lớp mạ cháy và bị tối: Nguyên nhân nồng độ kim loại thấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thực hiện xi mạ.
– Độ phủ kém: Do thừa lượng Zn hoặc độ Ph trong dung dịch thấp.
– Lớp mạ có đốm: Do tốc độ quay chậm, dòng điện mạ quá cao, dung dịch bị nhiễm sắt.
Mạ kẽm hệ kiềm
– Lớp mạ mờ: Do độ Zn cao, dẻo trong dung dịch thấp, bề mặt vật liệu không được xử lý sạch.
– Lớp mạ bị mờ: Do nhiệt độ quá thấp hoặc cao, hóa chất bị nhiễm tạp, nồng độ kiềm thấp.
– Cháy ở mật độ dòng cao: Nguyên nhân do nồng độ kiềm thấp, nhiệt độ thấp, dòng điện cao, nồng độ nguyên liệu quá thấp hoặc cao.
– Lớp mạ gai, xù xì: Do mật độ dòng cao, bộ lọc kém, nguyên liệu thấp hoặc bị nhiễm tạp chất.
– Lớp mạ bám dính kém và bị rộp: Do trước khi xi mạ bề mặt vật liệu không được xử lý sạch, hóa chất nhiễm tạp, nhiệt độ mạ thấp, bể chứa kẽm không thích hợp.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ với phương pháp gia công xi mạ uy tín thì hãy đến ngay với Công ty xi mạ AnPha. Được thành lập từ năm 2009, với hơn 10 năm hình thành và phát triển, cơ khí xi mạ Anpha đã trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều đơn vị xây dựng trên cả nước bằng tiêu chuẩn chất lượng trong từng sản phẩm, đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật cao và hơn cả là mức giá thành rất hợp lý.