Những vấn đề về môi trường luôn được quan tâm hàng đầu hiện nay. Từ chất thải trong sinh hoạt đến những chất thải trong sản xuất công nghiệp luôn là một vấn đề nặng nề ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt, trong ngành gia công kim loại, nước thải xi mạ có khả năng phá hoại môi trường nghiêm trọng. Do đó, cần phải được thiết kế hệ thống xử lý chất thải đúng cách để giúp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nguồn nước cũng như bảo vệ sức khỏe của con người.

Nước thải xi mạ phát sinh từ đâu?

Đó là câu hỏi khá được quan tâm, theo một số thông tin thì đa phần nguồn nước thải xi mạ chủ yếu từ khâu sản xuất của các xí nghiệp/ nhà máy, chúng phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, nguyên vật liệu,… Nước thải từ khâu sản xuất tại các xí nghiệp thường chia thành: nguồn thải từ quá trình mạ và quá trình làm sạch bề mặt chi tiết.

nước thải xi mạ

Ø  Nguồn nước thải từ quá trình mạ

Đa phần những chất dung dịch trong bể mạ thường bị rò rỉ, rơi vãi hoặc bám theo các gá mạ và các chi tiết ra ngoài. Các bể mạ sau một thời gian vận hành cần phải được vệ sinh, khi đó đã thải các chất bẩn, cặn theo dòng nước ra ngoài. Phát sinh lượng nước thải tuy không nhiều nhưng chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr6+, Ni2+, CN)

Ø  Nguồn nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết

Trên bề mặt kim loại sẽ có dầu mỡ bám vào do các giai đoạn bảo dưỡng và đánh bóng cơ học. Để chất lượng lớp mạ được đảm bảo trước khi mạ thì cần được làm sạch bằng phương pháp tẩy dầu mỡ hóa học, dùng dung môi hoặc điện hóa. Tuy lượng nước thải phát sinh trong quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ, chủ yếu là kiềm, axit và dung dịch.

Nước thải xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ axit (pH= 2 – 3) đến rất kiềm (pH= 10 – 11). Đặc trưng của nước thải xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tùy theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… và cũng tùy thuộc vào loại muối kim loại được sử dụng mà nước thải có chứa độc tố như xianua, sunfat, amoni, cromat,… Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt, do đó BOD, COD thường thấp và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính là các ion vô cơ, đặc biệt là các muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe,…

Nước thải xi mạ được xử lý như thế nào?

Nước thải nên tách thành: Dung dịch thải đậm đặc từ các bể nhúng, bể ngâm. Nước rửa thiết bị có hàm lượng chất bẩn ở mức trung bình (muối kim loại, dầu mỡ và xà phòng,…), Và nước pha loãng.

nước thải xi mạ

Để an toàn và dễ xử lý thì dòng axit cromic và dòng cyanide sẽ được tách riêng. Chất gây ô nhiễm nước thải xi mạ được chia làm:

  • Chất ô nhiễm độc như cyanide CN–, Cr6+, F–,…
  • Chất ô nhiễm làm thay đổi pH như dòng axit và kiềm
  • Chất ô nhiễm hình thành cặn lơ lửng như hydroxit, carbonat và phosphat
  • Chất ô nhiễm hữu cơ như dầu mỡ, EDTA…

Nước thải từ các quá trình sản xuất được thu gom lại tập trung tất cả vào bể tiếp nhận nước thải. Sau đó, tiến hành lọc rác sơ cấp, quá trình này sẽ dùng các song chắn rác để giữ lại các loại chất thải rắn kích thước lớn, việc này cũng đồng thời giúp cho các quá trình tiếp theo được thuận lợi hơn. Và sau đó, nước thải tiếp tục được bơm sang bể trao đổi ion, các ion kim loại sẽ được xử lý tại bể. Theo đó, nước chảy qua bể chứa sau xử lý rồi mới được thải ra nguồn tiếp nhận. Khi dòng thải vào hệ thống đạt tiêu chuẩn xả thải  sẽ được xả ra môi trường tiếp nhận.

 

> Tham khảo dịch vụ xi mạ điện phân – xi mạ nhúng nóng chất lượng tại đây !

 

CÔNG  TY  TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA

Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn

E-mail: anphaxima@gmail.com

Website: ximaanpha.com