Các chất độc hại trong nước thải xi mạ như crom, niken, đồng,.. nếu không được xử lý đúng cách mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ ngấm vào đất, nước, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Tại sao nên xử lý nước thải xi mạ kẽm?

Kẽm là kim loại màu trắng có vai trò duy trì sự sống. Bản chất kim loại kẽm không bị coi là độc. Những trường hợp hít phải kẽm dưới dạng bột oxit nguyên chất hay kẽm clorua sẽ làm tổn thương phổi. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây viêm da – đặc biệt là ở bàn tay, kẽ tay.

Xi mạ kim loại được xem là phương pháp hiệu quả nhất để kéo dài tuổi thọ sử dụng của kim loại. Tạo nên những sản phẩm chất lượng, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc thải bỏ nước thải xi mạ trực tiếp vào nguồn nước mà không qua hệ thống xử lý có thể làm sản sinh các ion kim loại độc trong lòng đất, các mạch nước ngầm. Từ đây gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh vật và chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

Nguồn phát sinh nước thải xi mạ kẽm

Nguồn phát sinh nước thải xi mạ chủ yếu từ khâu sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy. Gồm nguồn thải từ quá trình mạ và nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết.

·        Nước thải từ quá trình mạ

Dung dịch trong bể mạ có thể bị rơi vãi, rò rỉ hoặc bám theo các gá mạ và các chi tiết ra ngoài. Các bể mạ sau một thời gian vận hành được vệ sinh nên đã thải các chất cặn, bẩn theo dòng nước thải ra ngoài. Nguồn thải này tuy không nhiều nhưng chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr6+, Ni2+, CN–).

xi mạ

·        Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết

Các hóa chất dùng để làm sạch bề mặt kim loại trong quá trình tẩy dầu mỡ, tạp chất, dung môi hoặc điện hóa. Lượng chất thải phát sinh trong quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ. Chủ yếu là kiềm, axit và dung dịch.

Xử lý nước thải xi mạ kẽm như thế nào?

Công nghệ xử lý nước thải xi mạ của nhà máy mạ kẽm phải trải qua các bước sau:

–  Xử lý thô nguồn nước thải qua công đoạn chắn rác.

–  Xây dựng bể điều hòa để ổn định mức độ dòng chảy tạo điều kiện cho bước xử lý hóa học tiếp theo.

– Xây dựng bể phản ứng kết tủa cho các ion kim loại, điều chỉnh độ pH của nước và bể lắng (nơi các ion kết tủa lắng xuống).

– Xây bể chứa trung gian để điều chỉnh dòng nước chảy

– Dùng thiết bị trao đổi ion để xử lý thành phần ion còn lại không kết tủa.

Quy trình xử lý nước thải xi mạ kẽm phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt nam có 2 quy trình xử lý nước thải xi mạ:

– Quy trình xử lý nước thải dựa trên dựa trên thực tế, đặc điểm và tính chất nước thải xi mạ. Đây là quy trình xử lý được áp dụng phổ biến tại các nhà máy xi mạ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chưa giải quyết triệt để được nước thải, nguồn nước sau khi trải qua quá trình xử lý. Nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn, chưa đạt chuẩn nước thải đầu ra

xi mạ

– Quy trình xử lý nước thải theo từng dòng. Phương pháp này phân tách ra các dòng riêng biệt. Các chất cũng được phân tách để xử lý một cách triệt để. Nước xả thải sau khi xử lý sẽ đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

xi mạ

Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chi phí đầu tư cao, máy móc thiết bị tiên tiến, không phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn đầu tư thấp.

Tạo ra những sản phẩm xi mạ chất lượng thôi chưa đủ. Các doanh nghiệp, nhà máy hoạt động trong lĩnh vực xi mạ kẽm cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất. Đặc biệt trong vấn đề vệ sinh môi trường. Vậy nên việc xử lý nước thải xi mạ kẽm đúng quy trình là điều bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện.

CÔNG  TY  TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA

Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0901304449 Mr. Thuấn - 0901335749 Mr. Nam

E-mail: anphaxima@gmail.com

Website: ximaanpha.com