Mạ kẽm điện phân cùng với mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp mạ kẽm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mạ kẽm điện phân là phương pháp áp dụng quá trình điện phân để tạo kết tủa trên lớp kim khí nền 1 lớp kim khí mỏng có tác dụng để chống ăn mòn, trang sức cho bề mặt và nâng cao tính dẫn điện, nâng cao kích thước cũng như tăng độ cứng cho bề mặt sản phẩm.

Hiện công nghệ mạ kẽm điện phân được pháp dụng với các mục đích phổ biến như:

  • Mạ phục hồi các chi tiết đã bị mài mòn
  • Mạ để chống mài mòn; chống gỉ sét
  • Mạ phục hồi những mặt ghép chặt của chi tiết,…

Quá trình mạ điện phân gồm nhiều bước, trong đó chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn xử lý bề mặt mạ và giai đoạn mạ điện phân.

Xử lý bề mặt mạ kẽm điện phân bao gồm các bước:

Gia công cơ học

Gia công cơ học là quá trình giúp cho bề mặt vật mạ có độ đồng đều và độ nhẵn cao, giúp cho lớp mạ bám chắc và đẹp.

Tẩy dầu mỡ

Bề mặt kim loại sau nhiều công đoạn sản xuất cơ khí, thường dính dầu mỡ, dù rất mỏng cũng đủ để làm cho bề mặt trở nên kị nước, không tiếp xúc được với dung dịch tẩy, dung dịch mạ…

Tẩy gỉ

Bề mặt kim loại nền thường phủ một lớp oxit dày, gọi là gỉ. Tẩy gỉ hóa học cho kim loại đen thường dùng axit loãng H2SO4 hay HCl hoặc hỗn hợp của chúng. Khi tẩy thường diễn ra đồng thời 2 quá trình: hòa tan oxit và kim loại nền

Tẩy bóng điện hóa và hóa học

Tẩy bóng điện hóa cho độ bóng cao hơn gia công cơ học. lớp mạ trên nó gắn bám tốt, tinh thể nhỏ, ít lỗ thủng và tạo ra tính chất quang học đặc biệt. Khi tẩy bóng điện hóa thường mắc vật tẩy với anot đặt trong một dung dịch đặc biệt. Do tốc độ hòa tan của phần lồi lớn hơn của phần lõm nên bề mặt được san bằng và trở nên nhẵn bóng. Cơ chế tẩy bóng hóa học cũng giống tẩy bóng điện hóa. Khi tẩy bóng hóa học cũng xuất hiện lớp màng mỏng cản trở hoặc kìm hãm tác dụng xâm thực của dung dịch với kim loại tại chỗ lõm.

Tẩy nhẹ

Tẩy nhẹ hay còn gọi là hoạt hóa bề mặt, nhằm lấy đi lớp oxit rất mỏng, không nhìn thấy được, được hình thành trong quá trình gia công ngay trước khi mạ. khi tẩy nhẹ xong, cấu trúc tinh thể của nền bị lộ ra, độ gắn bám sẽ tăng lên.

Sau quá trình xử lý bề mặt mạ. Kim loại sẽ được nhúng vào bể điện phân để tiến hành mạ. Bể này bao gồm dung dịch mạ và hai cực có tên gọi anot và catot với anot là kim loại mạ.

mạ kẽm điện phân

Bể mạ kẽm điện phân

Khi tiến hành mạ một dòng điện sẽ đi qua 2 cực anot và catot và dung dịch mạ. Tại cực anot sẽ diễn ra quá trình nóng chảy kim loại và tại cực cao sẽ diễn ra quá trình kết tủa kim loại. Điều này đồng nghĩa với việc vật cần mạ sẽ được phủ một lớp kim loại mạ tương ứng theo yêu cầu.

mạ kẽm điện phân

Sản phẩm sau mạ kẽm điện phân

Sản phẩm sau mạ kẽm điện phân sẽ được kiểm tra chất lượng lớp mạ thông qua các bước kiểm tra:

  • Kiểm tra hình dáng bên ngoài
  • Đo chiều dày lớp mạ
  • Đo độ xốp lớp mạ
  • Đo độ kín lớp nhôm oxit
  • Đo độ bền ăn mòn của mạ kim loại
  • Đo độ gắn bám của lớp mạ
  • Đo độ cứng lớp mạ

Địa chỉ cung cấp dịch vụ mạ kẽm điện phân uy tín

Được thành lập từ năm 2009, An Pha sau nhiều năm xây dựng, phát triển, đây là đơn vị tiên phong trong nhiều xu hướng sản xuất xi mạ tiên tiến trên thế giới, phục vụ đắc lực cho những ngành như công nghiệp, chi tiết máy, cơ khí, xây dựng…

Do đó An Pha có đầy đủ các thiết bị, đội ngũ vận hành cũng như các kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về kỹ thuật mạ. Giúp việc thao tác mạ và kiểm tra đúng tiêu chuẩn, đảm bảo các sản phẩm mạ kẽm điện phân luôn có chất lượng tốt nhất.

Mọi yêu cầu, các bạn có thể liên lạc qua địa chỉ

CÔNG  TY  TNHH TM DV SX KT CƠ KHÍ ANPHA

Địa chỉ: 81 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: 0901262653 Mr.Thư - 0901304449 Mr.Thuấn

E-mail: anphaxima@gmail.com

Website: ximaanpha.com